Kinh tế tuần hoàn ẩn chứa những gì cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ASEAN?

Trước những cú sốc kinh tế toàn cầu và khủng hoảng khí hậu đang gia tăng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi hướng tới kinh tế tuần hoàn và bền vững hơn là điều cần cấp thiết. Khung Kinh tế Tuần hoàn (KTTH) do ASEAN thông qua vào năm 2021, hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu sản xuất và tiêu dùng ít sử dụng tài nguyên hơn. Để bắt kịp xu thế này, Việt Nam đã phê duyệt chương trình KTTH vào năm ngoái, trong đó bao gồm các biện pháp lồng ghép KTTH vào các chính sách và khuyến khích đầu tư từ khối kinh tế tư nhân.

Là thành phần đóng góp chính cho GDP và tạo công ăn việc tại ASEAN, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) có vai trò quan trọng trong việc áp dụng các mô hình và thông lệ kinh doanh mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đảm bảo việc chuyển sang CE không áp đặt các chi phí tuân thủ quá mức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vấn đề này đã được thảo luận trong một cuộc đối thoại chính sách công-tư do GIZ phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tổ chức tại Bangkok vào tháng 5 năm 2023.

Quy tụ hơn 100 đại diện từ các quốc gia thành viên ASEAN, cuộc đối thoại là nơi chia sẻ các kinh nghiệm tốt về kinh tế tuần hoàn, đồng thời và thảo luận các rào cản chính đối với DNVVN, như khả năng tiếp cận tài chính và công nghệ. Sắp tới, GIZ sẽ hỗ trợ một nghiên cứu trên quy mô khu vực về mức độ sẵn sàng của các DNVVN và sự tham gia của họ vào các sáng kiến KTTH. Kết quả nghiên cứu sẽ được đệ trình lên các cơ quan hoạch định chính sách và chia sẻ tại các cuộc đối thoại chính sách được tổ chức trên nền tảng ASEAN Access.

“Việc tích hợp các giải pháp kinh doanh tuần hoàn dễ dàng hơn đối với các công ty lớn với nguồn nhân lực, tài chính và công nghệ dồi dào. Hợp tác với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể là một hướng đi tốt để chia sẻ kiến thức về xanh hóa và đảm bảo rằng các doanh nghiệp này liên kết với các chuỗi cung ứng và giá trị quốc tế,” bà Maresa, Đối tác Mạng lưới Tiếp cận ASEAN nhận xét.

-----

ASEAN Access là nền tảng thông tin kinh doanh một cửa quy mô vùng, do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) tài trợ, với hỗ trợ kỹ thuật từ GIZ. Tại Việt Nam, Cục Phát triển Doanh nghiệp (AED) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối quốc gia về ASEAN Access.

Bạn có thể đăng ký và theo dõi cập nhật trên https://aseanaccess.com